“1. Các khu vực có nguy cơ cao đến rất cao xảy ra sạt, trượt lở đất đá vùng đồi, núi và sườn dốc; lũ lên nhanh gây nguy hiểm vùng thấp trũng:
a) Huyện Phong Điền: Trượt lở đất đá ở các xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An, Phong Thu. Đặc biệt chú ý các điểm sạt lở nguy cơ rất cao khu vực đồi núi dọc tuyến đường 71 từ Phong Xuân đi đến các công trình hồ thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, A Lin B2, A Lin B1; sạt lở trên các tuyến đường liên thôn xã Phong Mỹ, Phong Xuân.
b) Thị xã Hương Trà: Trượt lở đất đá khu vực có nguy cơ cao dọc tuyến quốc lộ 49A đoạn qua các xã Bình Thành, Bình Tiến, Hương Bình; các phường Hương Vân, Hương Văn. Sạt lở bờ sông Bồ đoạn qua các phường, xã: Hương Vân (thôn Lai Thành, thôn Lai Bằng, Hương Văn, Tứ Hạ, , Hương Xuân, Hương Toàn; mái taluy tuyến đường cao tốc Cam Lộ -La Sơn.
c) Huyện Quảng Điền: Đề phòng lũ sông Bồ lên nhanh gây sạt lở bờ sông Bồ qua các xã Quảng Phú, Quảng Thọ và các đoạn kè đang thi công; cảnh báo ngập lụt, nước chảy xiết qua các đoạn thấp trũng trên các tuyến tỉnh lộ, liên xã, liên thôn trên địa bàn. Tăng cường công tác cảnh báo, ngăn chặn không cho người và phương tiện di chuyển trên các tuyến đường ngập lụt.
d) Huyện A Lưới: Các khu vực cần đề phòng trượt lở đất đá đồi núi, các địa bàn dân cư dọc tuyến quốc lộ 49A qua các xã: Hương Nguyên, Hồng Hạ, Phú Vinh, Sơn Thủy. Đặc biệt chú ý các điểm trượt lở đoạn qua đèo A Co trên quốc lộ 49A, dọc đường Hồ Chí Minh và các thôn bản trên địa bàn các xã: Hồng Thủy, Hồng Vân, Trung Sơn, Hồng Kim, A Ngo, Quảng Nhâm, Sơn Thủy, thị trấn A Lưới, Phú Vinh, Hương Phong, Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng. Sạt lở bờ sông A Sáp, sông Bồ. Cần hết sức lưu ý các điểm nguy cơ rất cao trượt lở trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực đèo Pê ke (xã Hồng Thủy), xã Hồng Kim, đoạn qua địa bàn xã A Roàng đi vào khu vực giáp tỉnh Quảng Nam, Hương Nguyên; khu vực sạt lở phía sau chợ Bốt Đỏ (xã Phú Vinh), các điểm xung yếu trên đèo A Co,…
đ) Thị xã Hương Thủy: Đề phòng nguy cơ trượt lở đất đá đồi núi thuộc các xã Dương Hòa, Phú Sơn, dọc tuyến quốc lộ 1A tuyến đường phía Tây thành phố Huế. Sạt lở bờ sông Tả Trạch qua xã Dương Hòa, Phú Sơn.
e) Huyện Nam Đông: Đề phòng nguy cơ cao xảy ra trượt lở đất đá, mái taluy tuyến đường cao tốc La Sơn – Túy Loan qua địa bàn huyện, nhất là đoạn qua xã Hương Phú, Hương Lộc, thị trấn Khe Tre; chú ý các điểm sạt trượt ở mái ta luy dương, cây cối bị ngã đổ, đất đá lấp rãnh dọc và hư hỏng các bốt trực, cống thoát nước trên tuyến,... Đề phòng lũ quét, sạt trượt đất ở các khu vực dân cư ven sườn đồi, sông suối thuộc các xã Thượng Quảng, Thượng Long, Thượng Nhật, Hương Xuân, Thượng Lộ. Các đoạn sạt lở bờ sông ven sông Thượng Nhật, Tả Trạch thuộc địa bàn Thượng Long, Thượng Nhật, Hương Xuân, Thượng Lộ, Hương Sơn, thị trấn Khe Tre. Đặc biệt chú ý 9 vị trí có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét khi có mưa lớn kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân, bao gồm: 04 vị trí có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất ở (Tổ dân phố I và II, thị trấn Khe Tre; thôn 5, xã Thượng Long; thôn Đa Phú, xã Hương Phú); có 03 vị trí có nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở (thôn Ria Hố, xã Thượng Lộ; thôn 2, xã Thượng Nhật; thôn 1, xã Hương Lộc); có 02 khu vực dân cư có nguy cơ cao xảy ra lũ quét ở (thôn Ka Zan, xã Thượng Lộ; thôn Phú Thuận, xã Hương Xuân).
g) Huyện Phú Vang: Đề phòng xói lở bờ biển đoạn xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, đặc biệt là khu vực có nguy cơ rất cao tiếp tục xảy ra sạt lở đoạn qua thôn An Dương 1 thuộc xã Phú Thuận.
h) Huyện Phú Lộc: Đề phòng nguy cơ cao trượt lở đất đá đồi núi thuộc các xã Xuân Lộc, Lộc Bình, khu vực các đèo: Phước Tượng, Phú Gia, Hải Vân, đường đi lên đỉnh Bạch Mã; các khu dân cư ven sườn đồi, núi thuộc thị trấn Phú Lộc, các xã: Lộc Điền, Lộc Trì, Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Bình, Lộc Vĩnh, khu vực Hói Mít- Hói Dừa thuộc thị trấn Lăng Cô, đặc biệt lưu ý 14 hộ dân sát chân đèo Phú Gia thuộc xã Lộc Tiến, các cụm dân cư khu vực đèo Phước Tượng thuộc xã Lộc Trì, khu vực Ba Khe thôn Bạch Thạch (xã Lộc Điền). Nguy cơ cao tại các điểm sạt trượt mái dốc ta-luy dọc tuyến đường ra khu du lịch Laguna, sườn núi phía Đông mũi Chân Mây (Lộc Vĩnh). Đề phòng các điểm sạt lở bờ sông Truồi, sông Nước Ngọt – Bù Lu; xói lở bờ biển đoạn qua các xã: Giang Hải, Vinh Mỹ, Vinh Hiền.
i) Thành phố Huế: Chú ý sạt trượt sườn đồi dốc trên địa bàn các phường Hương Thọ, Thủy Bằng, An Tây; sạt lở bờ sông Hương đoạn qua các xã, phường Hương Thọ, Hương Hồ, Thủy Bằng, Thủy Biều, Vỹ Dạ, Phú Mậu, Phú Thanh, Hương Vinh, Hương Phong.
2. Các chủ đập, đơn vị quản lý khai thác, các chủ đầu tư công trình thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh:
Chú ý kiểm tra, phát hiện các điểm nguy cơ sạt lở ven hồ; thượng, hạ lưu công trình đầu mối gồm: đập dâng, đập phụ, đập tràn, cống xả sâu, tuy nen, tuyến đường ống áp lực, nhà máy thủy điện, trạm biến áp, trạm điện dự phòng, khu quản lý điều hành; kho bãi, lán trại của công nhân vận hành, thi công (đối với công trình đang thi công). Kiểm tra tình hình trượt lở ven hồ phía thượng lưu đập dâng, đập tràn đề phòng đất đá sạt lở mạnh gây sóng lũ và nước hồ dâng đột ngột tràn qua đập gây sự cố công trình. Đề phòng hiện tượng sạt lở sườn đồi bờ sông phía hạ lưu đập dâng, đập tràn làm hạn chế thoát lũ và đe dọa đến vận hành an toàn công trình. Rút toàn bộ lực lượng thi công ra khỏi khu vực có nguy cơ cao đã cảnh báo.
3. Các đơn vị đang thi công công trình giao thông, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn và các công trình xây dựng ven sông suối, bờ biển, đầm phá: Công trình cao tốc Cam Lộ - La Sơn, La Sơn – Túy Loan đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế; các dự án tuyến đường bộ ven biển và cầu qua cửa Thuận An, đê chắn sóng cảng Chân Mây - giai đoạn 2, đường Phú Mỹ - Thuận An, đường cứu hộ cứu nạn thị trấn Phong Điền - Điền Lộc, đường Chợ Mai - Tân Mỹ, đường phía Tây phá Tam Giang - Cầu Hai (đoạn Phú Mỹ - Phú Đa),... cần thường xuyên kiểm tra công tác an toàn, phòng chống bão lụt, đề phòng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đá gây mất an toàn cho người và tránh thiệt hại máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu thi công. Bố trí vật tư, thiết bị, lực lượng và chỉ huy tại chỗ để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.
4. Yêu cầu chủ đầu tư các công trình đang thi công của ngành giao thông, xây dựng, thuỷ lợi, thuỷ điện: Phải có phương án bảo vệ an toàn tuyệt đối cho cán bộ nhân viên, người lao động, rút toàn bộ công nhân khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở đất; Bảo vệ phương tiện, thiết bị, vật tư thi công; Bố trí biển cảnh báo hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực hiện trường thi công dở dang; phương án neo đậu các xà lan, phao bè tránh va đập, cuốn trôi. Chú ý chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, thiết bị thông tin liên lạc, nguồn điện dự phòng, thuốc chữa bệnh.
5. Các địa phương thường xuyên theo dõi diễn biến của mưa lũ để di dời, sơ tán dân tại các vị trọng điểm xung yếu có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất theo phương châm “bốn tại chỗ”.”
Mặt khác, đề nghị các địa phương, đơn vị tiếp tục rà soát và tổ chức thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng tránh đã nêu tại Công văn số 1062/SXD-CCGĐ ngày 01/4/2022 của Sở Xây dựng về việc chủ động phòng, chống, ứng phó thiên tai bảo đảm an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng trong mùa mưa bão năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
(Đính kèm Thông báo số 358/TB-PCTT ngày 13/10/2022, của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và Công văn số 1062/SXD-CCGĐ ngày 01/4/2022 của Sở Xây dựng)
Sở Xây dựng thông báo đến các cơ quan, đơn vị biết và nghiêm túc thực hiện./.