Liên kết

 

Triển khai ứng phó với cơn bão số 5 tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
Ngày cập nhật 16/09/2020

Thực hiện Công điện số 02/CĐ-PCTT ngày 16/9/2020 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế và Công điện số 11/CĐ-TW ngày 16/9/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Để chủ động ứng phó mùa mưa bão, cơn bão số 5 đang trực tiếp đổ bộ vào tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Xây dựng yêu cầu các ngành, địa phương, đơn vị  triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung của các Công điện nói trên. Mặt khác, các ngành, địa phương, đơn vị cần nhanh chóng tổ chức thực hiện bảo đảm các nội dung sau để chủ động phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khó lường:

1. Chuẩn bị thực hiện các phương án, giải pháp phòng, chống thiên tai nhằm bảo đảm an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng trên địa bàn, hạn chế tối đa các tai nạn và sự cố công trình có thể xảy ra do thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường, khó lường theo chiều hướng cực đoan hơn.

2. Kiểm tra, rà soát tất cả các hạng mục công trình xây dựng thuộc thẩm quyền đầu tư, quản lý của đơn vị mình. Trong quá trình kiểm tra cần đặt biệt lưu ý các hạng mục, bộ phận công trình có nguy cơ bị phá hỏng, ngã đổ, cuốn trôi do ảnh hưởng của bão, lụt, không an toàn đối với bản thân công trình và các công trình lân cận.

3. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng chống thiên tai phù hợp với địa phương theo 04 tài liệu hướng dẫn đã được đăng tải trên trang Thông tin điện tử của Bộ Xây dựng gồm: hướng dẫn nhà an toàn phòng, chống bão lũ; hướng dẫn phân loại nhà an toàn; khuyến cáo lắp đặt bồn nước cho nhà và công trình; quy trình kiểm định các công trình anten thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình. Đồng thời căn cứ Hướng dẫn Nhà an toàn theo cấp bão kèm theo Công văn số 1145/BXD-KHCN ngày 28/5/2015 của Bộ Xây dựng để rà soát, phân loại nhà ở của người dân trong phương án sơ tán tại địa phương; chuẩn bị và triển khai sơ tán trong trường hợp không bảo đảm an toàn khi có bão, lụt; triển khai hướng dẫn, phổ biến, kết hợp tuyên truyền đến các hộ dân, chủ sở hữu các công trình Nhà ở riêng lẻ và Nhà ở công cộng thuộc phạm vi địa bàn quản lý để thực hiện công tác phòng chống bão, lụt cho Nhà ở bảo đảm an toàn.

4. Một số nội dung cần khẩn trương tập trung rà soát, kiểm tra việc thực hiện:

a) Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật:

- Kiểm tra, rà soát các quy hoạch thoát nước và kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước của các đô thị nhằm đảm bảo việc phân vùng, thoát lũ, đảm bảo chống ngập úng đô thị. Kiểm tra kế hoạch duy tu, bảo trì và nạo vét hệ thống tiêu thoát nước chính tại các khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng cục bộ khi có mưa, bão và có các giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ khi có mưa lớn;

- Chuẩn bị triển khai phương án bảo đảm an toàn cho các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và có giải pháp bảo vệ, phòng ngừa khắc phục sự cố khi xảy ra mưa bão;

- Kiểm tra công tác quản lý đảm bảo lưu thông dòng chảy tại các khu vực miền núi. Đặc biệt là việc triển khai và kiểm soát thoát nước tại các lưu vực sông;

- Rà soát và kiểm tra các phương án, biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị như hào kỹ thuật, tuynel, trạm biến áp, cột điện…khi xảy ra mưa bão.

- Tiếp tục kiểm tra quy trình cắt tỉa cây xanh đo thị bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão, bảo đảm an toàn điện, cung cấp nước sạch cho các vùng bị úng ngập.

b) Đối với các công trình đang khai thác, sử dụng:

- Yêu cầu người dân thực hiện gia cố, giằng chống nhằm bảo đảm an toàn khi mưa bão đến;

- Kiểm tra lại việc gia cố, gia cường các công trình sử dụng mái tôn, mái fibro xi măng, trần nhựa, cửa kính, công trình gắn pa nô, biển quảng cáo,bồn chứa nước trên cao;

- Cảnh báo cho nhân dân các công trình xây dựng tại các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối, khu vực có khả năng xảy ra lũ ống, lũ quét khi có mưa lũ đến;

- Chuẩn bị triển khai kế hoạch từng bước sơ tán người dân đến các địa điểm có công trình xây dựng kiên cố, an toàn khi cần thiết.

c) Đối với công trình đang thi công xây dựng:

- Chuẩn bị triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, bản thân công trình và công trình lân cận;

- Đối với công trình đang thi công tầng hầm, công trình có mái taluy đất, yêu cầu có biện pháp gia cố để tránh sạt lở đất, đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và công trình lân cận;

- Triển khai thiết kế biện pháp thi công công trình bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão;

- Triển khai biện pháp neo giữ, gia cố giàn giáo thi công, máy vận thăng và các thiết bị thi công trên cao trước khi có gió, bão.

- Đối với công trình có sử dụng cần trục tháp phải nghiêm túc triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cần trục tháp khi có gió bão. Lưu ý các nội dung sau:

 + Ngừng sử dụng cần trục tháp phục vụ thi công công trình;

 + Quay tay cần và đối trọng vào trong mặt bằng công trình đang thi công. Tính toán thu ngắn chiều dài tay cần và giảm đối trọng sao cho tay cần nằm hoàn toàn trong mặt bằng công trình đang thi công. Mọi bộ phận của cần trục nằm ngoài mặt bằng công trình phải có biện pháp rào chắn, cảnh báo bảo đảm an toàn cho người và tài sản bên dưới;

 + Phải thực hiện đầy đủ biện pháp neo giằng, hạ tháp theo phương án bảo đảm an toàn cần trục tháp đã được Chủ đầu tư thẩm tra, phê duyệt; và tuân thủ nghiêm túc Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 20/6/2017 của Bộ Xây dựng, Quy chuẩn QCVN 18:2014/BXD về an toàn trong xây dựng.

d) Đối với các công trình dạng tháp, trụ BTS:

- Yêu cầu đơn vị quản lý sử dụng chuẩn bị triển khai kế hoạch di dời các hộ dân trong phạm vi bị ảnh hưởng đến nơi an toàn khi cần thiết.

- Tháo dỡ các thiết bị, bộ phận treo trên cao không bảo đảm an toàn khi có mưa bão.

e/ Đối với các công trình cột điện ly tâm bê tông cốt thép:

Yêu cầu đơn vị quản lý sử dụng tiến hành chuẩn bị thực hiện công tác cảnh báo khu vực nguy hiểm tại những vị trí xung quanh cột điện ly tâm có nguy cơ mất an toàn.

g) Về an toàn hồ đập:

- Kiểm tra việc thực hiện bảo đảm công tác bảo trì công trình sau khi rà soát, kiểm tra, kiểm định an toàn hồ đập;

- Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy trình vận hành hồ đập nhằm bảo đảm an toàn cho lưu vực hạ du.

h) Riêng đối với các công trình panô, bảng quảng cáo:

- Yêu cầu các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng chuẩn bị triển khai công tác bảo đảm an toàn chịu lực, ổn định hiện trạng của công trình: tiến hành các biện pháp gia cố, giằng chống đảm bảo an toàn; tháo dỡ các thiết bị, bộ phận không bảo đảm an toàn khi có mưa bão.

- Đề nghị Sở Thông tin & Truyền thông, Sở Văn hóa & Thể thao phối hợp để đôn đốc các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình thông tin, truyền thông, công trình quảng cáo thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện các nội dung nêu trên.

Sở Xây dựng thông báo đến các cơ quan, đơn vị biết và nghiêm túc thực hiện./.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức
Tin mới
Vừa qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ ban hành Hướng dẫn 128-HD/BTGTU, ngày 26/3/2024 về triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội dung tác phẩm “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam...
Năm 2024, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia Tự hào một dải biên cương lần thứ III, với mục đích tuyên truyền, khăng định...
Ngày 08/3/2024, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 157/QĐ-BXD về việc ban hành Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.099.855
Truy cập hiện tại 98 khách
Giải pháp: FITC   -   Thiết kế và kỹ thuật: Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông