Tìm kiếm tin tức
Quy chế phối hợp quản lý các hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 16/07/2021

Ngày 14 tháng 7 năm 2021, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 1714/QĐ-UBND về quy chế Phối hợp quản lý các hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định những nguyên tắc, nhiệm vụ và trách nhiệm chủ trì, phối hợp giữa các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã; chủ trang trại; chủ đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà trong việc thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể trong việc quản lý các hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã nơi có dự án; chủ trang trại; chủ đầu tư các hệ thống điện mặt trời mái nhà (hệ thống lắp đặt trên mái nhà trang trại nông nghiệp; khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các cơ sở sản xuất kinh doanh) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Nguyên tắc phối hợp, quản lý

1. Nội dung chủ trì, phối hợp phải đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ trì, phối hợp.

2. Bảo đảm thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

3. Bảo đảm tính khách quan trong quá trình phối hợp.

4. Bảo đảm yêu cầu về chuyên môn, chất lượng và tiến độ thời gian trong quá trình phối hợp.

5. Đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và cán bộ, công chức được tham gia phối hợp.

4. Hình thức phối hợp

4.1. Hình thức lấy ý kiến bằng văn bản

a) Cơ quan chủ trì gửi văn bản, hồ sơ (nếu có) cho cơ quan phối hợp và phải xác định rõ thời gian và những nội dung cụ thể cần lấy ý kiến đối với từng cơ quan. Thời gian để trả lời ý kiến phải đảm bảo để cơ quan phối hợp nghiên cứu và trả lời.

b) Đối với các nội dung, thủ tục hành chính đã quy định thời hạn giải quyết và thời gian trả lời ý kiến tham gia thì thực hiện theo quy định hiện hành.

c) Cơ quan phối hợp phải chấp hành tiến độ thời gian trong việc tham gia ý kiến theo đề nghị của cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trước UBND tỉnh và pháp luật (nếu quá thời hạn quy định mà cơ quan được hỏi không có ý kiến thì coi như đồng ý).

d) Trường hợp cơ quan chủ trì không tiếp thu ý kiến của cơ quan phối hợp thì phải giải thích rõ lý do, thông báo cho cơ quan phối hợp biết và phải chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình.

4.2. Hình thức lấy ý kiến tại cuộc họp

a) Chậm nhất là 02 ngày làm việc trước ngày họp, cơ quan chủ trì phải gửi cơ quan phối hợp hồ sơ, tài liệu có liên quan và các vấn đề cần lấy ý kiến tại cuộc họp; công văn mời họp, trong đó xác định thời gian, địa điểm, nội dung chính của cuộc họp và thành phần tham dự;...

b) Thủ trưởng cơ quan phối hợp phải cử cán bộ, công chức tham gia theo đúng thành phần và theo yêu cầu của cơ quan chủ trì; chịu trách nhiệm về các ý kiến phát biểu tại cuộc họp về vấn đề theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan chủ trì; có quyền yêu cầu cơ quan chủ trì cung cấp tài liệu bổ sung, hoặc giải trình các nội dung chưa rõ để tham gia ý kiến về nội dung yêu cầu.

c) Nội dung họp phải được cơ quan chủ trì ghi thành biên bản, lưu hồ sơ và do Chủ tọa ký xác nhận (trong đó ghi rõ cơ quan không tham gia họp hoặc không chuẩn bị nội dung đã được yêu cầu) và gửi cho các cơ quan phối hợp.

5. Trách nhiệm của Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo phân cấp, bao gồm một số nội dung sau:

1. Kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng, đánh giá sự an toàn chịu lực và vận hành công trình theo phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng;

2. Hướng dẫn các địa phương thực hiện quy định về cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị theo phân cấp và quy định của pháp luật về xây dựng./.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.099.855
Truy cập hiện tại 616 khách