Tìm kiếm tin tức
Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030
Ngày cập nhật 08/09/2021

Căn cứ Quyết định số 1160/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030.

1. Mục đích

Tuyên truyền để đông đảo quần chúng nhân dân hiểu về Cộng đồng ASEAN, thu hẹp khoảng cách giữa hợp tác khu vực và cảm nhận của công chúng về Cộng đồng ASEAN, tạo đồng thuận, niềm tin và sự ủng hộ của người dân, dư luận xã hội với hợp tác ASEAN;

b) Góp phần nâng cao ý thức “Tư duy Cộng đồng, Hành động Cộng đồng” của người dân, phát huy vai trò chủ thể của người dân để tham gia đóng góp và hưởng lợi từ tiến trình hội nhập và xây dựng Cộng đồng ASEAN.

2. Yêu cầu

a) Bám sát định hướng của Đảng và Nhà nước vể tuyên truyền ASEAN; công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục, phát huy thế mạnh của  CNTT trong công tác tuyên truyền, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ để người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận, tiếp thu và thực hiện;

b) Các Sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá ASEAN gắn với tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị;

c) Các hoạt động được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, có trọng tâm, trọng điểm, hướng đến nhân dân trên địa bàn; đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả;

d) Thực hiện đúng các nguyên tắc về quan hệ đối nội và đối ngoại;

đ) Quán triệt đầy đủ mục tiêu, giải pháp thực hiện các nội dung gắn kết và mang lại lợi ích cho người dân, hòa nhập bền vững, tự lực, tự cường và năng động trong quá trình hội nhập;

e) Tạo mạch tuyên truyền xuyên suốt, thường xuyên, liên tục từ Trung ương đến địa phương, tuyên truyền thể hiện dòng chảy chính của công tác hội nhập ASEAN; đẩy mạnh truyền thông trên các nền tảng số và mạng xã hội; tăng cường chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu thông tin chung;

g) Tăng cường công tác phối hợp thông tin giữa các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan báo chí truyền thông.

3. Nội dung tuyên truyền

a) Tuyên truyền rộng rãi về các sự kiện quan trọng thường kỳ của ASEAN;

b) Tăng cường truyền thông các hoạt động chính trị - ngoại giao quan trọng; các hoạt động đầu tư, kinh doanh, các thỏa thuận thương mại tự do khu vực ASEAN; phát triển nguồn nhân lực, lao động - việc làm; kinh tế số, chuyển đổi số; giáo dục; bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, hợp tác tiểu vùng, hợp tác ứng phó và phục hồi sau đại dịch COVID-19 của ASEAN;

c) Truyền thông về các câu chuyện thực tiễn, mô hình và nhân vật điển hình về những lợi ích thiết thực mà Cộng đồng ASEAN đem lại cho người dân các quốc gia thành viên, cơ hội để người dân tham gia đóng góp cho Cộng đồng;

d) Truyền thông về sự tham gia của Việt Nam trên cả 3 Trụ cột của Cộng đồng ASEAN: Cộng đồng Chính trị - An ninh: chủ động, tích cực và có trách nhiệm; Cộng đồng Kinh tế: đề cao các cam kết của ASEAN, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương mở, dựa trên luật lệ, bao trùm và cùng có lợi; Cộng đồng Văn hóa - Xã hội: đề cao xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết, tự cường, dung nạp và hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm với tinh thần không bỏ lại ai phía sau;

đ) Nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN đối với Việt Nam, khẳng định lợi ích cơ bản và lâu dài của Việt Nam trong việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN liên kết chặt chẽ hơn, đoàn kết, thống nhất và có vai trò chủ đạo ở khu vực;

e) Truyền thông về quá trình hình thành, lợi ích và kết quả xây dựng Cộng đồng ASEAN (2015 - 2025); khẳng định vai trò, vị thế của ASEAN, các thành tựu mà ASEAN đạt được trong quá trình hình thành và phát triển Cộng đồng; nhấn mạnh những thay đổi của ASEAN từ khi hình thành Cộng đồng; làm rõ ý nghĩa của việc hình thành Cộng đồng ASEAN đối với hợp tác và phát triển chung ở khu vực cũng như ở từng nước; tuyên truyền về Bản sắc ASEAN và kết nối con người với con người trong Cộng đồng ASEAN, hướng tới một Cộng đồng ASEAN vì con người và lấy con người làm trung tâm;

g) Vị trí, vai trò, đóng góp và dấu ấn của Việt Nam trong quá trình hội nhập và tham gia ASEAN, nhất là trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết vả chủ động thích ứng, có vai trò dẫn dắt trong các vấn đề khu vực; nêu rõ những tiềm năng, thế mạnh, các cơ hội cũng như thách thức của Việt Nam khi tham gia vào Cộng đồng ASEAN, ý nghĩa của những kết quả này đối với cuộc sống của người dân Việt Nam;

h) Quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người, cơ hội kinh doanh, các thông tin về các dự án đầu tư, xúc tiến đầu tư, giới thiệu du lịch, văn hóa, đặc sản... của Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác của ASEAN; giới thiệu về lịch sử, văn hóa, đời sống của người dân các quốc gia thành viên ASEAN, tiềm năng, thế mạnh hợp tác mà Việt Nam có thể khai thác.

 i) Quảng bá hình ảnh văn hóa, con người xứ Huế và các danh hiệu vinh dự của Huế như Thành phố Festival của Việt Nam, Thành phố Văn hóa ASEAN, Thành phố Du lịch sạch ASEAN, Thành phố bền vững môi trường ASEAN…đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

4. Hình thức tuyên truyền

a) Tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, đẩy mạnh tuyên truyền trên môi trường mạng

- Các Sở, ban, ngành, địa phương tăng cường đăng tải thông tin tuyên truyền ASEAN trên trang Thông tin điện tử, zalo, Fanpage (nếu có) của đơn vị.

- Sở Thông tin và Truyền Thông vận dụng các kênh truyền thông, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, trong đó: Tuyên truyền trên nền tảng HueS; trên ứng dụng quản lý cơ sở dữ liệu thông tin đối ngoại; Đặc biệt, nâng cấp chuyên trang ASEAN (Thiết lập từ năm 2015), coi đây là cổng thông tin ASEAN của tỉnh, đảm bảo chất lượng tuyên truyền trong giai đoạn mới.

- Các cơ quan báo chí, hệ thống đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện xây dựng chuyên trang, chuyên mục ASEAN và tăng cường nội dung cho các chương trình, chuyên mục, phóng sự, bài viết về ASEAN, về các chính sách, thỏa thuận chung của ASEAN, lợi ích mà Cộng đồng ASEAN mang lại cho người dân, cộng đồng doanh nghiệp  thông qua các nhân vật, câu chuyện thực tiễn.

b) Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề, tập huấn, tọa đàm, triển lãm, … chuyên đề về ASEAN.

c) Biên soạn, in ấn, phát hành các ấn phẩm, sách, phụ san, tờ rơi, video clips, inforgraphic… quảng bá về Cộng đồng ASEAN.

d) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong công tác tuyên truyền về ASEAN, phát huy và khai thác có hiệu quả các tiện tích của mạng xã hội có nhiều người dùng (như zalo, Facebook, Youtube...) trong việc tuyên truyền về các nội dung ASEAN.

5. Thời gian thực hiện

- Giai đoạn từ nay đến hết 2025. Sau năm 2025, trên cơ sở kết quả 10 năm hình thành Cộng đồng ASEAN năm 2025, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương để cập nhật, bổ sung các định hướng, yêu cầu mới phù hợp với tình hình thực tiễn.

6. Đối tượng tuyên truyền

a. Trong tỉnh: Toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống chính trị, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân (đặc biệt là giới trẻ: sinh viên, học sinh, người lao động trẻ) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

b. Nước ngoài: Người Việt Nam ở các nước ASEAN, đặc biệt là các nước có chung biên giới với tỉnh Thừa Thiên Huế; các nước có quan hệ hợp tác với tỉnh…/.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.099.855
Truy cập hiện tại 117 khách