1. Phạm vi trách nhiệm
Rất nhiều sinh viên kiến trúc khi tốt nghiệp tin rằng, một công ty lớn có xu hướng giao ít trách nhiệm cho nhân viên mới bởi họ có các nguồn lực rộng lớn với chất lượng cao. Tuy nhiên, hầu hết các công ty lớn thường bao gồm rất nhiều các nhóm nhỏ, cho phép việc phân bổ nhiều cơ hội công việc hơn . Tôi đã thấy rằng phạm vi công việc ở đây phong phú một cách đáng kể với các “hậu bối”.Sự khác biệt nằm ở khả năng mà sinh viên mới tốt nghiệp thể hiện, và mức độ đáng tin cậy của họ với nhà quản lý, điều quan trọng nhất là óc sáng tạo và sự yêu thích mà sinh viên mới tốt nghiệp thể hiện trong việc chịu trách nhiệm với công việc.
Một mặt khác , có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp thấy những công ty nhỏ hấp dẫn hơn bởi họ tin rằng họ sẽ nhận được những nhiệm vụ có giá trị đáng kể hơn do ít nguồn lực để uỷ thác công việc. Tuy nhiên, tôi đã thấy rất nhiều hậu bối của mình phải làm những công việc tầm thường, và không khác gì nhiều với những điều mà họ nghĩ họ tránh được ở các công ty lớn. Vì vậy, tôi tin rằng có hàng loat các luật lệ được áp đặt ở đây. Nếu bạn muốn có nhiều trách nhiệm hơn trong vai trò một kiến trúc sư hậu bối,hãy thể hiện rằng bạn có năng lực và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao. Nếu không, lãnh đạo cao cấp đơn giản sẽ uỷ thác việc đó cho ai khác trong nhóm. Cuối cùng thì, vấn đề không phải bạn làm cho công ty nào, càng chứng minh được độ đáng tin cậy của bản thân , càng có nhiều nhiệm vụ được đặt trên mặt bàn của bạn.
2.Số giờ làm và tiến độ công việc
Những công ty lớn hơn thường có xu hướng tiếp nhận nhiều dự án lớn trên toàn cầu. Kết quả là nhân viên thường phải giằng co với thời gian để có thể hoàn thành danh sách công việc hang ngày, theo kịp tiến độ của những công ty đa quốc gia. Trên thực tế, điều này sẽ đặt việc trải nghiệm và học tập vào cùng một khung thời gian, rèn luyện thái độ làm việc tích cực.
Với công ty nhỏ hơn, sinh viên mới tốt nghiệp thường chỉ làm việc với một vài dự án. Từ kinh nghiệm của tôi tại Châu Á, công việc ở đây có nhiều thời gian để hoàn thành hơn tại các công ty lớn, và nhân viên ở đây ít khi phải làm việc quá giờ, đây là điểm cộng của mô hình nhỏ. Tốc độ châm hơn cho phép nhiều thời gian hơn để học và hoàn thành tiến độ cá nhân, vì vậy họ không bị kiệt sức với những nhiệm vụ và trách nhiệm mới và hiểu vấn đề thấu đáo hơn trong môi trường làm việc ít áp lực. Tuy nhiên, nói về điều này, hãy nhớ rằng lượng cộng việc ngoài giờ phải làm còn phù thuộc vào tính hiệu quả công việc và năng lực của từng cá nhân.
3. Quy mô, phạm vi và tính đa dạng của các dự án
Những công ty lớn thường có khuynh hướng mang về các dự án lớn hơn, làm việc cho công ty như vậy, bạn được làm việc trong một phạm vi lớn hơn với nhiều trải nghiệm hơn. Đây cũng là cơ hội để làm việc với nhiều loại hình dự án. Là một phần của những dự án như vậy, trường hợp của tôi phải thực sự tập trung vào thiết kế. Sự đa dạng này cho phép sinh viên mới tốt nghiệp khám phá và trau dồi những sở thích cá nhân, điều mà có thể nuôi dưỡng ở giai đoạn sau trong quá trình học và trải nghiệm.
Ngược lại, công ty kiến trúc nhỏ hơn thường có khuynh hướng kiểm soát lượng dự án ít hơn, sự tiến triển của họ thường thấy trong giai đoạn sau của quá trình thiết kế, thậm chí là quá trình xây dựng. Lợi ích của những trải nghiệm với các chi tiết/bản vẽ xây dựng và trên công trường vô cùng giá trị, kết quả thường chặt chẽ với trải nghiệm sâu sắc hơn. Tuy nhiên, những đồ án này thường có quy mô nhỏ và có số lượng giời hạn, tiềm năng của nó nằm ở một môi trường trải nghiệm hẹp hơn.
Tôi thấy rằng yếu tố này thực sự phụ thuộc vào việc mỗi cá nhân có muốn chinh phục và trải nghiệm điều này trong sự nghiệp của anh ấy/cô ấy hay không. Cá nhân tôi, có một lời khuyên rằng hãy trải nghiệm trong phạm vi lớn hơn của các dự án, điều này sẽ đem lại những lợi ích to lớn sau này, khi bạn có hiểu biết sâu sắc hơn về chúng, bạn có thể theo đuổi chúng. Nhưng đó chỉ là ý kiến của tôi.
4. Chế độ với nhân viên
Từ những điều tôi thường thấy khi làm việc ở Hồng Kong và thảo luận với các giáo sư trong ngành kiến trúc, mức bồi thường ở những hãng kiến trúc lớn thường nhiều hơn các công ty nhỏ. Trừ trường hợp ngoại lệ, trong lương đã bao gồm quyền lợi về y tế, bảo hiểm, hưu trí…Điều này thậm chí đúng với trên toàn thế giới, nhưng hãy luôn nhớ rằng : mức lương cao hơn đồng nghĩa với mong đợi về số giờ làm việc nhiều hơn, cam kết nhiều hơn so với các đối tác nhỏ của họ. Tuy nhiên, bạn đừng mong đợi được trả tiền làm thêm giờ, đặc biệt là ở Châu Á ! Điều này kiếm khi có trong điều khoản hợp đồng.
5.Mạng lưới kết nối
Một trong những lợi thế lớn nhất của việc làm tại các công ty đa quốc gia trong quan điểm của tôi, là mạng lứoi các cơ hội. Nơi đây thường tập trung các giáo sư hàng đầu trong ngành kiến trúc. Những mối quan hệ có thể là những minh chứng vô giá cho triển vọng công việc của bạn trong tương lai. Ví dụ, khi mà họ xem bạn như là sự đầu tư xứng đáng họ sẽ không ngại ngần hỗ trợ bạn. Như một hệ quả, tôi khuyến khích bạn nỗ lực để nổi bật trong công việc và năng lực giao tiếp. Hãy nghĩ về điều này, đó là một công ty lớn, có lẽ bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn giữa biển người, nhưng lợi ích của của việc này là mang lại cho bạn mạng lưới quan hệ rất rộng lớn.
Ngược lại trong những công ty nhỏ, mạng lưới quan hệ thường giới hạn hơn trong một nhóm nhỏ với vài người làm việc tại văn phòng.Tuy nhiên, điều này nghĩa là bạn dễ dàng hơn để nhận ra đóng góp của mình trong nhóm, bạn hoàn toàn có thể xây dựng những mối quan hệ sâu sắc hơn với đồng nghiệp.Ngoài ra, thời gian làm việc ít hơn(như đã nói ở trước) mở ra những cơ hội tham dự các sự kiện, cung cấp cơ hội xây dựng những mối quan hệ ngoài công ty nếu bạn thực sự mong muốn.
Cả hai có những lợi thế riêng trong việc xây dựng mạng lưới quan hệ. Tôi cảm thấy rằng những công ty lớn nắm giữ những tiềm năng lớn hơn trong việc xây dựng mạng lứoi kiến trúc của riêng bạn. Theo kinh nghiệm của tôi, nếu bạn đủ may mắn để được nhận vào những công ty như vậy, nó có thể mở ra cơ hội ở công việc tại những nơi khác và thậm chí là đảm bảo công việc cho bạn trong tương lai; Mọi thứ là về việc gặp đúng người và tạo mối liên kết.
Tác giả Udit Goel là nhà đồng sáng lập của Arch Shortcuts, một website với mục đích cung cấp lời khuyên và cái nhìn sâu sắc về ngành công nghiệp kiến trúc cho các Kiến trúc sư trẻ.
Mỹ Hạnh – Kienviet.net
(Dịch từ archshortcuts)